[tintuc]
DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ BDS CÁ NHÂN :
Đã có rất nhiều các chuyên gia nói về vấn đề dòng tiền tuy nhiên bản thân mình thì đang đầu tư BDS cá nhân và đang làm trực tiếp thị trường này nên có 1 vài điều muốn chia sẻ về thị trường này :
1) Đầu tiên định nghĩa thế nào là BDS Cá Nhân : Là các nhà đầu tư nhỏ lẻ , không phải các doanh nghiệp , chính vì thế nguồn vốn chủ yếu từ tích lũy + kinh doanh cá nhân và tín dụng ( thị trường 1 ) . Chúng ta cần phải hiểu rõ từng thị trường chứ nói về BDS rất rộng nếu như chúng ta ko hiểu rõ thì sẽ nhầm lẫn .
VD : Các bạn môi giới , nhà đầu tư cá nhân nói về vấn đề trái phiếu ảnh hưởng đến BDS nhưng đấy là các CDT , Nhà Phát Triển Dự Án . Chứ các nhà đầu tư BDS cá nhân có phát hành trái phiếu để vay đâu
2) Kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến BDS Cá Nhân không : Câu trả lời là " CÓ " ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất thị trường 1 . Đoạn này chúng ta quay lại về bản chất tín dụng là " Huy động ngắn hạn dưới 3 năm , tuy nhiên cho vay mua BDS là dại hạn 20-35 năm " việc huy động ngắn hạn cho vay dài hạn trong 1 số thời điểm nhất định sẽ gặp các vấn đề THANH KHOẢN chính vì điều này nên chỉ cần thị trường tài chính có biến động về kinh tế vĩ mô :
Tỷ giá , lạm phát , lãi suất liên ngân hàng ( thị trường 2) , khủng hoảng niềm tin ( THM , SCB , Trái Phiếu ) v.v .
Đây chính là RỦI RO THỊ TRƯỜNG mà các nhà đầu tư BDS cá nhân rất khó có thể kiểm soát được .
3) Lý do tại sao dòng tiền thời điểm này đang căng thẳng trên toàn bộ thị trường chúng ta sẽ nói về 2 chính sách thị trường của chính phủ :
I) Chính sách tiền tệ ( do NHNN điều hành )
- Nền kinh tế rơi vào tình trạng "dòng tiền âm"
- Hiện nay có khoảng trên 20 ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên huy động thị trường 1 (thị trường dân cư) trên 90%, trong đó có 4 ngân hàng tỷ lệ này trên 100%.
- Từ đầu năm đến tháng 10, tăng trưởng GDP vào khoảng 8%, lạm phát khoảng 3%. Như vậy, GDP danh nghĩa tăng khoảng 11%. Hay nói cách khác, GDP tính theo giá hiện hành tăng 11%.
Trong khi đó, cung tiền M2 chỉ tăng được 3%. Giả định, vòng quay tiền không đổi, thì nền kinh tế thiếu tiền cung ứng để lưu thông GDP theo giá hiện hành một cách bình thường.
-Rất may, trong quý I, quý II và nửa đầu quý III/2022, tình hình chưa căng thẳng nhờ cung tiền năm ngoái dư thừa lớn.
Theo thống kê, cung tiền năm 2021 tăng 11%, trong khi GDP danh nghĩa chỉ tăng khoảng 4,6%. Như vậy, có khoảng 6,4% tiền dư thừa từ năm 2021 được tiếp tục lưu hành trong các quý đầu năm 2022.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, thanh khoản của nền kinh tế bắt đầu suy kiệt.
- NHNN bán khối lượng ngoại tệ rất lớn, trên 20 tỷ USD. Động thái này cũng hút về trên 500.000 tỷ trong lưu thông về ngân hàng + tăng lãi suất điều hành 2 lần ( ổn định tỷ giá ) .
[/tintuc]
0 comments:
Đăng nhận xét